Phim remake xuất sắc “Tiệc trăng máu” có gì cuốn hút?

Phim remake xuất sắc “Tiệc trăng máu” có gì cuốn hút?

7 phút, 11 giây để đọc.

Khép lại năm 2020, Tiệc trăng máu là bộ phim Việt hiếm hoi nhận được phản hồi tích cực và lời khen từ giới chuyên môn và khán giả. Ngoài ra, phim còn được vinh danh ở một số giải thưởng như: Phim của năm tại WeChoice Awards 2020, giải B của Hội Điện ảnh TP.HCM năm 2020, Đạo diễn phim xuất sắc nhất tại Star Green 2020 … Tại sao có thể tự tin nói rằng Blood Moon Party là một tác phẩm remake xuất sắc của Việt Nam? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bộ phim không phải hay mà là cực hay với hàng loạt tình tiết xoắn xuýt chỉ xoay quanh bàn ăn 7 người này nhé.

Thông tin về phim Tiệc Trăng Máu

Đây là bộ phim được remake từ tác phẩm rất nổi tiếng & ăn khách của Ý là Perfect Strangers. Đã từng được rất nhiều quốc gia mua bản quyền làm lại. Trong đó gần đây nhất là phiên bản mang tên Người Quen Xa Lạ của Hàn Quốc.

  • Đạo diễn: Nguyễn Quang Dũng
  • Diễn viên chính: Thái Hòa, Thu Trang, Hồng Anh, Hứa Vĩ Văn, Kaity Nguyễn, Kiều Minh Tuấn, Đức Thịnh
  • Năm sản xuất: 2020
  • Thể loại: Phim tâm lý, phim hài đen
  • Thời lượng: 118 phút

Tiệc Trăng Máu

Nội dung chính

Trong buổi họp mặt của nhóm bạn thân, một thành viên bất ngờ đề xuất trò chơi chia sẻ điện thoại nhằm tăng tinh thần “đoàn kết”. Bảy người, với 7 chiếc điện thoại chính là “hộp paroda” của họ và những cuộc gọi. Những tin nhắn đến giống như bóc từng lớp mặt nạ, lột trần từng bí mật của mỗi người. Mối quan hệ vốn khắng khít giữa vợ chồng, người yêu hay bạn thân bắt đầu bị rạn nứt và đổ vỡ chính từ bữa tiệc “đoàn viên” này.

Như một màn ảo thuật

Nếu như ví cuộc sống này là 1 màn ảo thuật thì mỗi người trong số chúng ta là 1 ảo thuật gia. Chúng ta không bao giờ thể hiện hết những cái chúng ta có ra bên ngoài. Mọi người thường chỉ công khai những mặt nổi của bản thân nhưng những điều riêng tư lại chỉ chia sẻ cho một số người. Và giữ lại cho riêng mình những bí mật thầm kín.

Các nhân vật trong phim Tiệc Trăng Máu cũng vậy, với mỗi 1 tin nhắn, mỗi 1 cuộc gọi được gửi tới cho từng người lại liên tục hé lộ những góc khuất mà ngay cả hội bạn thân. Những người vợ, người chồng cũng không hề hay biết. Và điều đó họ trở nên mâu thuẫn và xung đột với nhau. Khán giả như được đi hết từ bất ngờ này sang tới bất ngờ khác khi những bí mật của các nhân vật được phanh phui; vạch trần những góc khuất “tưởng thế mà không phải thế” của những anh chàng đạo mạo. Những cô nàng ngây thơ hay người vợ hiền lương thục đức…

Như một màn ảo thuật

Họ là những người bạn, người anh em chí cốt, nhưng bên ngoài thì cười nói vui vẻ với mọi người. Chia sẻ với nhau những điều “được cho là” riêng tư, còn những bí mật thì…chỉ có những chiếc smartphone mới biết. Thật vậy, mỗi người đều có 3 cuộc sống: Công khai, riêng tư, bí mật. Nó cũng gò bó như chính bối cảnh trong căn phòng với diện tích có hạn của bữa tiệc đêm trăng vậy!

“Bữa tiệc tân gia” đầy ngập drama

Hẳn là mọi người ai cũng đã từng nghe câu nói “cây kim trong bọc sẽ có ngày lòi ra”. Đừng bao giờ nghĩ mình giữ được bí mật thì không ai biết, trời biết, đất biết và chỉ …smartphone mới biết. Vì chắc chắn, sớm hay muộn, đến một ngày nào đó khi những bí mật đó được hé lộ. Cũng là lúc chúng ta sẽ đối mặt với thử thách niềm tin từ chính những người thân, anh em, bạn bè. Đó chính là tình huống xuyên suốt cốt truyện của bộ phim Tiệc Trăng Máu.

Vào 1 đêm trăng đẹp, cặp vợ chồng Quang (Hứa Vĩ Văn thủ vai) và Nguyệt Ánh (Hồng Ánh). Chuẩn bị sẵn một bàn tiệc đón những người bạn hữu lâu năm tới mừng lễ tân gia. Và để tạo bầu không khí sôi nổi cũng như tăng tình đoàn kết. Người vợ đã đề xuất chơi trò chơi của sự thật, mỗi người đặt điện thoại cá nhân của mình lên bàn. Và mỗi khi có tin nhắn hay có cuộc gọi tới đều phải công khai cho những người còn lại biết.

Tưởng chừng như đây sẽ là 1 cuộc chơi vui nhưng ngờ đâu nó lại là 1 trò chơi thử thách sự trung thực và niềm tin từ những người trong cuộc. Bản ngã của từng con người đều lần lượt hiện ra mỗi khi có tiếng chuông điện thoại. Khi mỗi người cố gắng giấu nhẹm, lấp liếm và nói lái sự thật đằng sau những tin nhắn và cuộc gọi đó.

Đầy những cú plot twist

Tất cả mọi thứ diễn ra hết từ người này đến người khác, cao trào nối tiếp cao trào. Nhưng rất hay là mạch phim vẫn ổn định, không hề bị gãy. Nên dù liên tục bị dắt đi từ ngạc nhiên này đến cú sốc nọ thì người xem vẫn luôn nắm được diễn biến câu chuyện; sự việc gì đang diễn ra trên màn ảnh.

Để có được điều đó thì các diễn viên cũng góp phần không nhỏ cho tính hiệu quả của bộ phim. Họ liên tục tung hứng cho nhau vô cùng ăn ý. Ngoài ra những thước phim đẹp đầy tinh tế cùng âm nhạc được đầu tư kĩ lưỡng. Cũng đã mang lại nhiều trải nghiệm nghệ thuật đầy cảm xúc cho khán giả.

Kết phim nhanh

Các cụ xưa hay nói “sự thật mất lòng”, lúc nào cũng vậy, nhưng chúng ta cần phải trả lời cho câu hỏi “liệu chúng ta có thể sống giả dối suốt đời?”. Và “làm thế nào để học cách tha thứ cho những lỗi lầm của bản thân và của người khác?”

Kết phim tuy nhanh nhưng nó vẫn tạo ra giá trị thông điệp nhất định về lòng vị tha. Và sự can trường khi đối mặt với bản thân và những người xung quanh. Chiếc smartphone trong bộ phim đóng vai trò như 1 tấm gương phản chiếu nhân cách của mỗi con người để khi ta soi vào nó. Ta sẽ nhận ra được bản ngã của chính mình và vượt qua nó. Trở về với những gì tốt đẹp nhất trong tâm can. Kết phim nhanh nhưng đó là 1 cái kết đầy lắng đọng và cảm xúc khi nó có thể chạm đến trái tim khán giả. Hướng người xem trở về với những nét đẹp chân – thiện – mỹ trong tâm hồn.

Là bộ phim đáng xem

Tiệc Trăng Máu dù là 1 tác phẩm remake từ phim nước ngoài. Nhưng nó vẫn tạo được cảm giác dung dị và gần gũi. Với những thông điệp nhân văn được đề cập và truyền tải rõ ràng 1 cách khéo léo và đầy tinh tế. Những thước phim đẹp như tranh cùng những bản nhạc phim được kì công sáng tác. Thì Tiệc Trăng Máu chắc chắn là 1 bộ phim đáng xem. Và hứa hẹn sẽ bùng nổ hơn nữa tại phòng vé trong thời gian tới.

Đạt doanh số khủng sau công chiếu

Đạt doanh số khủng sau công chiếu

Nhà sản xuất phim cũng kì vọng bộ phim sẽ tiếp tục tỏa sáng trên nền tảng trực tuyến. Song song với Tiệc trăng máu, những bộ phim khác như Ròm của đạo diễn Trần Thanh Huy và Màu cỏ úa. Phim tài liệu về nhạc sĩ Trần Tiến cũng được chiếu trên nền tảng này vào dịp Tết Nguyên Đán.

Đây là bộ phim điện ảnh hiếm hoi đạt được doanh thu “khủng” trong giai đoạn ngành điện ảnh gần như đóng băng vì dịch Covid-19. Bộ phim mang đến một góc nhìn mới cho khán giả về dòng phim tâm lí gia đình. Cũng như giúp khẳng định tên tuổi của các diễn viên như Thu Trang, Thái Hòa, Đức Thịnh,… Việc doanh thu của tác phẩm này vượt xa “boom tấn” Woder Woman 1984. Khiến các nhà làm phim và khán giả Việt vô cùng hạnh phúc và tự hào.

Nguồn: bloganchoi.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *